6 bước xây dựng câu chuyện thương hiệu thuyết phục khách hàng. Bất kỳ chương trình truyền hình, bộ phim hay cuốn sách hay nào cũng cần bắt đầu bằng một câu chuyện hay. Tương tự vậy với việc kể chuyện thương hiệu – Brand Storytelling cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Là con người, chúng ta có thể kết nối tốt hơn với thế giới xung quanh thông qua khả năng kể chuyện.
Câu chuyện luôn mang sức thu hút đặc biệt, và chẳng có lý do gì để bạn không xây dựng một story hấp dẫn cho nhãn hàng của mình, sau đó đưa chúng vào xuyên suốt những nội dung hành trình phát triển sản phẩm / dịch vụ. Vậy, thế nào là một Brand storytelling xuất sắc, thu hút và quan trọng nhất – chân thực và đáng tin cậy? Mời bạn tìm hiểu 6 bước kể một câu chuyện thương hiệu ấn tượng dưới đây:
Brand Storytelling là gì?
Brand storytelling là câu chuyện về thương hiệu. Theo đó, brand kể một câu chuyện nhằm kết nối chính họ với khách hàng, tập trung vào liên kết giữa những gì mà họ đại diện, những giá trị mà họ có thể mang lại cho khách hàng. Có thể nói, brand storytelling là một trong những phần quan trọng nhất để phát triển hệ thống nội dung website xuyên suốt, có tính hấp dẫn.
Một câu chuyện hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính xác thực đồng thời thu hút tập khách hàng mục tiêu. Câu chuyện cũng giúp bạn dễ dàng có được sự đồng cảm của khách hàng và giữ họ ở lại lâu hơn trên website. Thậm chí, nhiều người trong đó sẽ dùng, sao đó trở thành khách hàng trung thành.
6 bước để xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn
1) Từ thực tế đến câu chuyện
Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn phải bắt nguồn từ những chất liệu thực tế và có liên quan đến đối tượng nhận tin mục tiêu. Hãy xem xét một số mẹo tuyệt vời để lên ý tưởng cho brand storytelling:
Xác định qua các vấn đề, khó khăn hay thách thức trong thực tế mà khách hàng gặp phải.
Tham khảo những case-study điển hình trên và lên ý tưởng từ chính câu chuyện của khách hàng.
Nền tảng tốt nhất để xây dựng một câu chuyện chân thực là hiểu biết về người dùng. Do đó, hãy thu thập thông tin chi tiết về hành vi, thói quen,… của khách hàng thông qua các cuộc khảo sát, phản hồi hoặc data có được từ bộ phận bán hàng.
2) Xác định điểm mạnh
Nhân vật trong câu chuyện của thương hiệu là một “anh hùng” – người đã xử lý được vấn đề của bản thân hoặc người xung quanh với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì vậy khi thiết kế nhân vật trung tâm, hãy phản ánh những đặc điểm về nhu cầu, động cơ, cảm xúc, thái độ,… của chính người mua thông qua hình tượng đó.
Hiệu quả của quá trình này là khách hàng sẽ nhìn thấy chính mình trong câu chuyện của bạn, đồng cảm và bị thuyết phục để mua hàng. Mặt khác, chúng đặc biệt hữu hiệu khi được áp dụng ở nội dung trên các kênh truyền thông bán hàng (website, fanpage, zalo OA…)
3) Thể hiện cách giải quyết vấn đề
Nhân vật trung tâm có mục tiêu gì? Hãy làm rõ điều này. Mục tiêu đó sẽ chạy xuyên suốt và đóng vai trò như nền tảng của câu chuyện, đồng thời cũng chính là giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng, được truyền tải qua nội dung khi xây dựng website hoặc content trên các kênh khác.
Khi đã có mục tiêu, nhân vật làm thế nào để đạt được hay cuộc hành trình này sẽ xảy ra như thế nào? Vẽ lại hành trình đó là cách để xây dựng “sườn” cho story.
4) Đẩy vấn đề lên cao trào
Mọi câu chuyện thú vị đều có cao trào. Đó là những nút thắt đẩy mâu thuẫn, khó khăn,… của nhân vật trung tâm lên đỉnh điểm khiến họ cảm thấy bế tắc trong việc đạt mục tiêu hay giải quyết vấn đề. Cũng lấy ví dụ là một công ty phần mềm phân tích dữ liệu, một số nút thắt nhân vật có thể gặp phải là:
- Có quá nhiều dữ liệu
- Nguồn ngân sách hạn hẹp
- Lãnh đạo không ủng hộ việc sử dụng phần mềm
- Các giải pháp khác quá phức tạp
Khi có cao trào, hành trình đạt được mục tiêu cuối cùng của nhân vật sẽ gian nan nhưng cũng hấp dẫn hơn.
5) Thay đổi tư duy và thêm các yếu tố thú vị
Thay đổi nhận thức là điều mà nhân vật cần có khi câu chuyện đi đến hồi kết. Khi xung đột bị đẩy lên cao trào, nhân vật có thể có những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, tức giận, muốn bỏ cuộc,… nhưng họ sẽ thay đổi khi chạm được đến mục tiêu của mình, đó là hệ quả của những gì họ học được trên hành trình. Sự thay đổi của nhân vật trung tâm (và cả các nhân vật xung quanh) là chìa khóa khiến câu chuyện trở nên ý nghĩa.
Hãy “vẽ” câu chuyện sinh động hơn bằng những yếu tố thú vị và giải trí bên cạnh xung đột cao trào. Bạn có thể thêm sự tương tác của nhân vật với các yếu tố xung quanh để khiến câu chuyện hồi hộp và hấp dẫn hơn. Cường điệu sự nghiêm trọng của vấn đề hay thêm những yếu tố hài hước là gợi ý hay.
6) Kết thúc “có hậu”
Sau một hành trình gian nan, kịch tính và đầy thách thức, nhân vật cuối cùng cũng đạt được mục tiêu và thu về “trái ngọt”. Họ làm được điều đó vì tìm thấy giải pháp chính là thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, đây không phải lúc “thần thánh hóa” sản phẩm. Thay vào đó, hãy làm nổi bật lý do vì sao bạn lại là sự lựa chọn phù hợp nhất để nhân vật đạt được mục tiêu cuối cùng. Nội dung truyền thông trên các kênh cũng cần làm nổi bật điều đó thay vì quảng cáo quá nhiều về sản phẩm.
Xây dựng câu chuyện thương hiệu không phải dễ, nhưng nếu làm tốt sẽ giúp bạn tối ưu nội dung truyền thông thương hiệu, đồng thời tạo và lấy được sự đồng cảm từ khách hàng, thu hút và giữ họ đồng hành với sản phẩm / dịch vụ của mình lâu dài hơn. Hãy liên hệ ngay với VTC Co nếu bạn đang cần một đối tác uy tín, chuyên nghiệp giúp bạn tạo nên câu chuyện thương hiệu ý nghĩa, hấp dẫn và hiệu quả!
=======================
🎯 Liên hệ VTC Co
+ Zalo: https://VTCCo.vn/Zalo
+ Messenger: https://m.me/VTCCo.vn
☎️ HotLine: 08 88 18 6788
🌎 VTCCo.vn